CEO của Google không dùng gạch đầu dòng trong slide khi thuyết trình và bạn cũng nên như vậy

Sundar Pichai gần đây thông báo rằng Google “đang xem xét lại tất cả sản phẩm của hãng”, bắt đầu từ thế hệ sản phẩm di động đầu tiên tới thế hệ trí thông minh nhân tạo AI hãng đang phát triển. Tại hội nghị phát triển sản phẩm của công ty năm 2017, Pichai đã khiến người tham gia phải nhìn nhận lại về phong cách thuyết trình truyền thống.

Các nhà quản lý cấp cao và giám đốc điều hành ở Google đã nói rằng việc kể chuyện bằng hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của họ. Thực tế, nhân viên của Google đã và đang được đào tạo bài bản để thực hiện bài thuyết trình với phong cách mới mẻ, nhẹ nhàng – ít văn bản và nhiều hình ảnh hơn.

Hãy liếc qua slide để biết chủ đề, còn lại hãy lắng nghe Pichai.

“Từ khi những câu chuyện được kể lại một cách tốt nhất bằng hình ảnh thì dấu gạch đầu dòng và những trang slide quá nhiều chữ đã được tránh sử dụng tối đa tại Google.”

Những trang slide của Pichai được anh thiết kế gọn gàng, rõ ràng. Điều đầu tiên bạn có thể nhận ra đó là có rất nhiều những khoảng trống ở mỗi slide của Pichai. Cũng giống như các nhà thiết kế quảng cáo chuyên nghiệp tránh lấp đầy một trang quảng cáo bằng chữ, Pichai cũng không để trang slide của mình lộn xộn với quá nhiều chữ và số không liên quan.

Tối giản chữ trên slide sẽ giúp khán giả tập trung vào phần thuyết trình hơn.

Một nhà nghiên cứu kết luận rằng trước đây trung bình mỗi trang slide PowerPoint có 40 từ. Sau khi bài thuyết trình của Pichai xuất hiện thì phải cần đến 12 slide mới đủ 40 từ. Các trang slide trình bày chủ yếu là hình ảnh và hình động. Khi văn bản xuất hiện, nó chỉ có vài từ để mô tả hình ảnh, biểu đồ.

Ví dụ, slide đầu tiên của Pichai có 7 logo các sản phẩm chính của Google (Google tìm kiếm, Youtube, Android, v.v…) và dòng chữ: “Hơn một tỉ người dùng”. Đại ý của slide là việc giải thích rằng tất cả sản phẩm của Google đều thu hút hơn một tỷ người dùng hàng tháng.

Ít chữ nhưng không hề thiếu thông tin.

Bộ não không thể làm hai việc cùng một lúc

Pichai và các nhà thiết kế của Google đang sáng tạo ra những bài thuyết trình thân thiện hơn với bộ não con người. Các nhà khoa học nhận thức đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chúng ta không thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như chúng ta vẫn nghĩ.

Bộ não không thể làm hai việc cùng một lúc và càng không thể thực hiện chúng tốt như nhau. Khi nói đến phần thiết kế trình chiếu, không ai có thể đọc hết văn bản trên màn hình và nghe diễn giả nói cùng một lúc mà vẫn tiếp nhận toàn bộ lượng thông tin.

Hầu hết slide thuyết trình, Pichai ưu tiên sử dụng hình ảnh, icon.

Nhà sinh vật học John Medina đến từ Đại học Washington đã thực hiện những nghiên cứu sâu về cách bộ não tiếp nhận và xử lý thông tin. Medina đưa ra lời khuyên giảm tải số lượng slide và sử dụng ít chữ, nhiều hình ảnh hơn.

Trong cuốn sách “Luật trí não” (Brain Rules) của mình, Medina viết: “Chúng ta có khả năng ấn tượng trong việc ghi nhớ hình ảnh. Nếu cho bạn một thông tin trình bày bằng văn bản thì 3 ngày sau bạn sẽ quên hết 90% lượng thông tin đó. Còn nếu cho bạn một hình ảnh thì bạn sẽ nhớ đến 65% nội dung mà hình ảnh bao hàm.”

Hình ảnh này sẽ giúp bạn ghi nhớ 65% nội dung thuyết trình của Pichai.

Nếu bạn muốn thiết kế những trang slide thú vị, hãy nhớ: “đơn giản là tốt nhất”. Chuyên gia thiết kế slide, Nacy Duarte, khuyên chúng ta thực hiện nguyên tắc “3 giây”. Nếu người xem không hiểu đại ý của slide trong vòng 3 giây, chứng tỏ nó quá phức tạp.

“Hãy nghĩ slide của bạn như một bảng quảng cáo”, Duarte đánh giá. “Khi mọi người lái xe, họ chỉ liếc qua những thông tin trên bảng quảng cáo một cách nhanh chóng, còn lại sẽ tập trung hướng mắt về phía trước để tập trung lái xe.”

Lần cuối cùng bạn thấy một bảng quảng cáo có các gạch đầu dòng là khi nào? Gạch đầu dòng là cách dễ nhất để thiết kế một slide PowerPoint, nhưng cũng là cách kém hiệu quả nhất.

Dòng xe lao vun vút trên đường, có mấy ai ngó nhìn một biển quảng cáo quá 3 giây?

Trong cuốn sách “Ted Talks” của mình, Chris Anderson viết rằng: “Những trang slide truyền thống với một tiêu đề lớn cùng hàng chục gạch đầu dòng phía sau, kèm theo những đoạn văn bản dài là cách chắc chắn sẽ đánh mất hoàn toàn sự tập trung của khán giả… Khi chúng tôi thấy một diễn giả đến với TED cùng một bộ slide như vậy, chúng tôi mời họ một ly, ngồi cùng nhau trong phòng máy tính, và lịch sử đề nghị diễn giả cho phép được xóa, xóa và xóa.”

Mỗi gạch đầu dòng có thể phát triển thành một slide, đó là quan điểm của Anderson. Một gạch đầu dòng có thể viết thành một câu hợp lý hoặc được thay thế hoàn toàn bằng hình ảnh. Trong bài thuyết trình của Pichai về trí thông minh nhân tạo AI, slide số 5 là slide chủ đề. Chỉ có 5 từ trên trang slide: “Mobile first to AI first”

“Mobile first to AI first”.

Bài thuyết trình của Pichai tuân theo quy tắc của TED – xóa, xóa, xóa. Nó đã chạy tốt với Google. Nó sẽ chạy tốt với bạn.

Theo Hogi

Trí thức trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *