Kinh nghiệm đưa BSC về Việt Nam

khóa học đánh giá nhân viên BSC

Một mô hình BSC cơ bản bao gồm các bảng đơn giản được chia ra thành bốn phần, gọi là “cách nhìn”, có tên tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và học hỏi-phát triển. Việc thiết kế BSC đòi hỏi phải chọn được 5-6 thước đo tốt cho mỗi “cách nhìn”.

Chỉ tiêu, kế hoạch” luôn là những vấn đề đau đầu không chỉ nhân viên mà cả các chủ doanh nghiệp đều vướng phải.

Làm thế nào để đưa ra được 1 kế hoạch hoàn hảo, có chỉ tiêu rõ ràng đối với từng nhân viên? Không những thế, kế hoạch phải cụ thể đủ để có thể đo lường được?

Đa phần các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam hiện nay chưa dốc hết sức mình để giải bài toán chiến lược này. Họ chỉ đơn giản đưa ra các đánh giá những gì đã và chưa làm được của năm cũ để dựa vào đó đề ra kế hoạch cho năm mới.

xây dựng thành công BSC và KPI

Phương pháp “bảng đánh giá cân bằng” – Balanced Scorecard – BSC chính là trợ thủ đắc lực cho mọi doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.

Một mô hình BSC cơ bản bao gồm các bảng đơn giản được chia ra thành bốn phần, gọi là “cách nhìn”, có tên tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và học hỏi-phát triển. Việc thiết kế BSC đòi hỏi phải chọn được 5-6 thước đo tốt cho mỗi “cách nhìn”.

Lấy 1 ví dụ cho phương pháp này, chẳng hạn khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để đào tạo nhân viên, nhằm chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, chỉ tiêu tài chính bị giảm điểm số nhưng sẽ được cân bằng lại ở chỉ tiêu học hỏi – phát triển. Theo cách tính điểm của BSC, chỉ tiêu tài chính cho thấy lợi nhuận trước mắt nhưng ba chỉ tiêu còn lại sẽ là lợi nhuận lâu dài.

Một điều dễ dàng nhìn thấy ở nhiều công ty, đó là bản thân nhân viên chưa tự đưa được sứ mệnh, tầm nhìn của công ty thành sứ mệnh, tầm nhìn của mình. Chính vì thế, cấp dưới không tự kiểm soát được chỉ tiêu, nhiệm vụ của mình, khiến cho cấp trên thêm bận rộn.

Ông Trương Chí Dũng, Giám đốc tư vấn Công ty Le & Associates đề nghị tập trung đào tạo các trưởng bộ phận trong công ty về BSC, sau đó các trưởng bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ đào tạo nhân viên của mình về cách triển khai. Đây là cách cắt giảm chi phí thuê đào tạo bên ngoài, phù hợp với điều kiện nguồn nhân lực trong nước chưa được chuẩn về trình độ.

Vì các doanh nghiệp của Việt Nam chưa quen với BSC nên có thể áp dụng dần dần qua từng năm. Mỗi năm doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm các chỉ tiêu chiến lược để thực hiện đồng thời nâng cấp các chỉ tiêu của năm trước.

Một bảng đánh giá cân bằng càng chi tiết từ cấp trên xuống cấp dưới thì tính khả thi càng cao.

Nguồn: EduViet tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *