TẠI SAO BẠN PHẢI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

quyền lợi của người lao động khi ký kết hợp đồng lao động

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đi làm không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) vì nhiều lý do. Một số cho có HĐLĐ sẽ bị ràng buộc nhiều thứ, một số nghĩ không cần thiết. Nhưng thực tế, HĐLĐ rất quan trọng vì đó là công cụ bảo vệ bạn khỏi sự bóc lột của người sử dụng lao động (NSDLĐ).

1/ Không vô cớ bị đuổi việc:

hợp đồng lao động luật lao động
Nếu bạn có ký HĐLĐ, dù là loại HĐ nào đi chăng nữa thì khi muốn đơn phương chấm dứt HĐ, NSDLĐ phải nêu ra được một trong những lý do theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Và khi NSDLĐ có đưa ra lý do cho bạn nghỉ thì phải đảm bảo thời hạn báo trước, nếu không, bạn có thể khởi kiện đòi bồi thường dựa trên Điều 42 Bộ luật Lao động 2012.

2/ Bạn sẽ không bị “quịt” tiền:

hợp đồng lao động luật lao động
Khi có HĐLĐ, NDSLĐ sẽ không dám trả tiền bạn chậm trễ. Bởi lẽ, khi NSDLĐ trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Đồng thời, nếu trong HĐLĐ có thỏa thuận về việc tăng lương, thưởng thì NSDLĐ phải thực hiện đúng.

3/ Có những ưu đãi riêng cho lao động nữ:

hợp đồng lao động luật lao động
Chế độ thai sản, những ngành nghề lao động nữ không được làm…là những quy định bảo vệ cho lao động nữ theo quy đinh tại Chương X Bộ luật Lao động 2012

4/ Được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc:

hợp đồng lao động luật lao động
Khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động (đúng luật), bạn sẽ được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 hoặc trợ cấp mất việc theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 khi công ty thay đổi cơ cấu.
Mức hưởng như sau:
– TCTV = ½ tiền lương của 06 tháng liền kề x số năm (từ đủ 01 – dưới 06 tháng tính ½ năm , từ đủ 06-12 tháng tính 1 năm)
– TCMV = 1 tháng tiền lương x số năm (ít nhất bằng 02 tháng tiền lương)

5/ Được mua BHXH, BHYT, BHTN:

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật Bảo hiểm y tế 2008, Luật Việc làm 2013, NLĐ có HĐLĐ phải tham gia BHXH, BHYT và BHTN. Theo đó, NLĐ sẽ được đóng BH như sau:
– BHXH: NSDLĐ: 18%; NLĐ: 8%
– BHYT: NSDLĐ: 3%; NLĐ: 1,5%
– BHTN: NSDLĐ: 1%; NLĐ: 1%

6/ Được đình công:

hợp đồng lao động luật lao động
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2012, NLĐ được đình công khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thủ tục đình công để không gánh chịu rủi ro pháp lý theo quy định tại Mục 3, 4 Chương XIV của Bộ luật Lao động 2012

Tóm lại, khi bạn ký kết HĐLĐ, quyền lợi của bạn sẽ được Bộ luật Lao động bảo vệ.

– st

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *