Thuật xử thế của người xưa P5: Quan dở được khen, quan giỏi bị chê

Thuật xử thế của người xửa p5: Bài học cho các nhà quản lý nhân sự là phải xem xét thật kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thưởng phạt cho cấp dưới, đừng thấy kẻ được khen tốt mà nghĩ rằng người đó là người tốt nhất, kẻ bị chê nhiều có khi mới là nhân tài cần được trọng dụng.

Truyện kể Trâu Kỵ ghi nhớ lời Thuân Vu Khôn nên ông làm việc hết sức siêng năng và cẩn thân. Bấy giờ ai cũng đồn vị quan trấn thủ đất A là người hiền, và chê quan trấn thủ đất Tức mặc đủ điều. Trâu Kỵ để tâm đến việc đó, cho người xem xét hư thực rồi tâu lại cho Tề Uy Vương biết. Uy Vương cho triệu tập quần thần, lại đòi hai vị quan trấn thủ kia. Trước mặc bá quan, vị quan đất Tức Mặc bị coi bằng “nửa con mắt”. Vua gọi lão ra hỏi:

– Người trấn thủ Tức Mặc cớ sao để các quan ở triều chê ngươi? Lão đáp:

– Thần chỉ biết làm hết chức trách của mình, còn việc khen chê thần không được biết. Uy Vương lớn tiếng:

– Ta cho người dò xét đất Tức Mặc thấy ruộng vườn tươi tốt, người dân giàu có, việc quan không bê trễ, cả một vùng phương Đông ấy yên ổn, mới hay nhà người một lòng vì dân, không đút lót co bọn quan lại ở triều, vì lẽ đó mà nhà ngươi bị chê. Ngươi thật xứng đáng là một lương thần. Nói rồi liền gia phong cho vị quan đất Tức Mặc. Lại gọi vị quan đất A , nói:

– Ngươi trấn thủ đất A thế nào mà ngày nào ở triều cũng thấy lời khen ngợi về ngươi. Ta cho người đến dò xét thì thấy ruộng vườn bỏ hoang người dân đói rách. Quân Triệu xâm lấn bờ cõi ngươi khôgn chịu cứu. Nhà ngươi bóc lột tiền của dân chúng đút lót cho kẻ tả hữu của ta để được tiếng khen. Ngươi là tên tham quan độc ác.

Quan đất A sụp lạy xin tha tội. Uy Vương truyền đem hắn bỏ vào chảo dầu sôi. Các quan xanh mặt. Vua truyền những tên từng khen chê bất công đó ra mưangs:

– Các ngươi là tai mắt của ta lại ăn bẩn, phải trái đảo lộn. Nay đem các ngươi cho vào chảo vạc dầu. Uy Vương truyền đem những kẻ thân tín nhất của mình bỏ vào hạc dầu để làm răn! Chư hầu thấy sự cải cách của Uy Vương đều sợ.

LỜI BÀN

Việc này nhan nhản ở mọi xã hội. Đời nay có khác gì đời xưa? Thí sinh đi thi thấy mình yếu kém bèn đút lót để được điểm cao. Thậm chí có người không đi thi mà vẫn cấp bằng làm mất công nhà vua phải “lật sổ bộ” ra tra. Nguyễn Khuyến nói: “Có tiền việc ấy thì xong nhỉ? Đời trước làm quan cũng thế à?”. May mắn thay cho triều nào minh quân gặp lương thần. Vụ án hai ông quan trên đây là một bài học cho những người có trách nhiệm với người dân. Đây cũng là cách quản lý đáng học giành cho các nhà lãnh đạo thời hiện đại. Bài học cho các nhà quản lý nhân sự là phải xem xét thật kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thưởng phạt cho cấp dưới, đừng thấy kẻ được khen tốt mà nghĩ rằng người đó là người tốt nhất, kẻ bị chê nhiều có khi mới là nhân tài cần được trọng dụng.

Ngô Nguyên Phi

Series: Thuật xử thế của người xưa

Phần 1:Bí quyết dùng người

Phần 2: Mua ngựa hay mua miệng thế gian

Phần 3: Tiếng đàn bàn quốc sự

Phần 4: Nhân và Trí

Phần 5: Quan dở được khen, quan giỏi bị chê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *