Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực (phần 01)

thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt

Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng quản trị nhân sự Việt Nam năm qua cho thấy chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng thấp trong doanh thu và giá thành của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, năng suất lao động bình quân của người lao động về doanh thu và lợi nhuận cũng thấp trong khi bài toán tiền lương luôn tăng nhanh (bình quân 18%/năm). Qua khảo sát có thể thấy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đang dựa trên nền tảng nhân công giá thấp.

Tăng trưởng nhanh dựa trên nền tảng nhân lực thấp?

Vậy đến khi nào doanh nghiệp Việt Nam mới bước vào nền kinh tế tri thức, trong đó nhân lực đóng vai trò then chốt?

Nhân lực cao sẽ là then chốt cho đổi mới chuỗi giá trị của doanh nghiệp?

Bài toán của các doanh nghiệp đặt ra hiện nay đó là:

– Giá bán không tăng, doanh thu suy giảm.

– Sức ép tăng lương (bình quân 18%/năm)

– Lãi suất tăng cao (bình quân trên 21%/năm với doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

– Tỷ giá tăng nhanh, làm chi phí đầu vào tăng.

Doanh nghiệp nếu chỉ phát triển dựa trên nhân lực rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên, quan hệ địa chính trị… sẽ không bền vững. Để gia tăng giá trị gia tăng, lời giải có lẽ nằm ở nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ khi có được nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp mới có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo dựng được nhiều lợi thế cạnh tranh khác biệt, khi đó doanh nghiệp mới có được giá trị gia tăng cao và bền vững.

Doanh nghiệp FDI sẽ đi đầu trong phát triển tri thức?

Nhiều giám đốc nhân sự nói rằng tại sao ở các doanh nghiệp FDI nơi họ công tác, công tác quản trị nhân sự lại chủ yếu là hành chính, sự vụ và giải quyết quan hệ lao động? Tại sao các trung tâm sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển… không được đặt ở Việt Nam, mà chủ yếu là các nhà máy gia công?

Lời giải có lẽ doanh nghiệp FDI của họ đang thực hiện chiến lược khai thác nhân công giá rẻ của công ty mẹ. Tuy nhiên về dài hạn, tất yếu các doanh nghiệp này cũng từng bước tự động hóa để sử dụng ít nhân công hơn khi mà giá nhân công cao hơn chi phí khấu hao công nghệ.

Nhà trường là đột phá tạo nền tảng cho kinh tế tri thức?

Báo cáo khảo sát quản trị nhân sự cũng cho thấy chỉ có 3% doanh nghiệp có quan hệ với nhà trường trong tuyển dụng nhân sự. Doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với nguồn lực đến từ sinh viên bởi lẽ họ cho rằng họ sẽ mất thời gian và chi phí để đào tạo lại từ những kỹ năng cơ bản nhất.

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Sử dụng thành thạo tiếng anh cho phép sinh viên mới tốt nghiệp nhanh chóng có việc làm với mức lương gần gấp đôi so với nhân lực không biết tiếng anh.

Dường như hiên nay nhiều nhà trường vẫn còn đang rất yếu và thiếu về việc định hướng cho sinh viên biết rằng mấy năm học ở trường nên học cái gì để su khi tốt nghiệp sẽ được doanh nghiệp săn đón. Thay vì cố học để đạt được điểm cao, sinh viên nên cố gắng để sở hữu các năng lực khan hiếm trên thị trường lao động.

“ Nhà trường và doanh nghiệp bắt tay nhau để cùng nâng cao chất lượng” dường như chỉ là khẩu hiểu. Doanh nghiệp nhận người và phê phán chất lượng đào tạo của trường, trong khi lại thiếu trách nhiệm với trường trong đào tạo nhân lực. Nhà trường hoàn toàn không thể đào tạo kỹ năng nghề cho sinh viên nếu không có sự hợp tác của doanh nghiệp. Bao giờ doanh nghiệp đón nhận và thực sự sử dụng sinh viên thực tập thay vì xác nhận thực tập kiểu” tặng con dấu”, khi đó chất lượng sinh viên thực tập sẽ được cải thiện.

Theo PGS.TS Lê Quân – Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam

( Còn tiếp )

************************

Hiện nay chúng tôi đang có một cuộc khảo sát về Năng lực chuyên trách của các bộ nhân sự tại các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mong các anh chị em bớt chút thời gian tham gia tại đây

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *