34 bí quyết quan trọng trong phỏng vấn tuyển dụng

34 bí quyết quan trọng trong phỏng vấn tuyển dụng

Kinh tế khó khăn, tuyển dụng những nhân viên có trình độ và khả năng phù hợp với công việc chính là mục tiêu của hoạt động của mỗi nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần có những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp để phân loại các ứng viên. Để sàng lọc và tuyển dụng được những nhân viên tài năng, bạn phải đưa ra được các chiến thuật phỏng vấn khôn khéo và thông minh để khám phá mọi khả năng, trình độ, điểm mạnh và điểm yếu của các ứng viên.

Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based questions) để tìm hiểu cách thức ứng viên giải quyết các tình huống khó khăn giả định và những hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp để từ đó xác định xem họ sẽ phản ứng như thế nào với các tình huống tương tự trong tương lai.

34 bí quyết quan trọng trong phỏng vấn tuyển dụng

Nhà tuyển dụng nên chú ý đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên hé lộ những chi tiết liên quan đến tính cách cá nhân và kinh nghiệm làm việc trước đây của họ. Ví dụ: Dưới đây là ba câu hỏi phỏng vấn từ Bodell sẽ giúp bạn sàng lọc những ứng viên có khả năng sáng tạo mang tính chiến lược:

1. Nếu bạn có một tháng và một ngân sách 50,000 đô la để tiến hành 1 dự án nào đó, thì dự án đó sẽ là gì?

Câu hỏi này nhắm tới trọng tâm của việc mà một số tổ chức sáng tạo thực sự cho phép nhân viên làm, trên một quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, Atlassian , một công ty phần mềm có trụ sở tại Sydney, Australia , tổ chức sự kiện có tên gọi là “FedEx Days”. Mỗi quý một ngày, các nhân viên có thể làm việc trong bất cứ lĩnh vực gì liên quan đến sản phẩm của Atlassian.

Khó khăn ở đây là gì? Bạn phải gửi tất cả những  gì bạn đang làm trong vòng 24 giờ. Sau đó, nhân viên phải trình bày dự án của họ trước toàn bộ công ty. Đó không phải là số tiền 50.000 USD, cũng không phải là thời gian một tháng, mà đó là một cơ hội để các nhân viên được trao quyền tự do và làm bất cứ việc gì.

Tương tự như vậy, Constant Contact, một nhà sản xuất phần mềm tiếp thị, trị giá 285 triệu đô la, có trụ sở tại Waltham , Massachusette, tiến hành rất nhiều đổi mới hàng quý, và đã hệ thống hóa một “quy trình ánh sáng xanh” nội bộ để nhanh chóng khuấy lên mọi ý tưởng của nhân viên, dù chúng được  tạo ra khi họ đang gặp tắc đường hay bất cứ nơi đâu.

2 . Những chấn động bên ngoài hay những yếu tố tự nhiên nào có khả năng tác động mạnh tới ngành của chúng tôi?

Câu hỏi này đề cập tới trọng tâm của việc phá vỡ mô hình kinh doanh. Có lẽ nếu một nhà sản xuất máy tính hiện tại đặt câu hỏi này đủ chặt chẽ, thì lẽ ra đã dự đoán được sự thất bại của Michael Dell, dựa trên những lỗ hổng mà Dell phát hiện ra trong mô hình định giá ngành kinh doanh.

3 . Phân khúc khách hàng mới nào sẽ nổi lên trong 5 năm tới? Làm thế nào những khách hàng đó sẽ biết tới sản phẩm của chúng tôi ?

Câu hỏi này là việc chắt lọc sự khiêu khích từ bậc thầy về quản lý nổi tiếng, Peter Drucker. Ông đã hỏi, “Nếu chúng ta không làm việc đó theo cách này, thì đây có phải là cách chúng ta nên bắt đầu hay không?”.

Ý tưởng tổng thể là một điều cốt lõi phía sau sự đổi mới mô hình kinh doanh: Đó là mô hình kinh doanh của bạn, ngay cả khi sinh lợi cao trong nhiều năm, cũng đòi hỏi việc sửa đổi liên tục để tổ chức của bạn có thể tiếp cận khách hàng mới và dự đoán (và né tránh) những thách thức có khả năng gây rối. Như Scott Anthony đã chỉ ra trong một bài viết trong Tạp chí Kinh doanh Havard, câu hỏi tiềm năng  bạn có thể tự hỏi mình – trong công cuộc sửa đổi mô hình kinh doanh của bạn là: “Những khách hàng nào không thể tham gia vào thị trường (của tôi) bởi vì họ thiếu kỹ năng, sự giàu có, hoặc sự tiếp cận dễ dàng tới các giải pháp hiện tại?”.

Không phải ngẫu nhiên mà câu hỏi về mô hình kinh doanh của Anthony lại tương tự như câu hỏi phỏng vấn của Bodell để sàng lọc ứng cử viên sáng tạo. Bạn muốn tuyển dụng những nhân viên sẽ giúp đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp bạn. Hãy nhớ rằng, câu hỏi hóc búa ngày hôm nay đưa bạn tới những giải pháp lâu dài trong tương lai. Điều quan trọng là tìm kiếm các nhân viên sẽ liều lĩnh hỏi và trả lời những câu hỏi đó, khi không ai khác muốn làm như vậy.

Khi tiến hành phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần phải có kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ thật tốt. Tuy nhiên việc ghi chép không bao giờ thừa cả. Bạn hãy ghi lại vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn, lưu ý tới bất kỳ hành động nào mà bạn cho là đặc biệt, khác thường, cùng những nhận xét sơ lược về từng ứng viên. Việc ghi chép này còn giúp bạn có cơ sở để so sánh các ứng viên với nhau khi đến thời điểm ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.

Chúc các bạn thành công trong tuyển dụng nhân sự.

EduViet tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *