5 Phương pháp thiết kế công việc

5 phương pháp thiết kế công việc

Với sự phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay thì việc thiết kế công việc là một phần không thể thiếu trong việc quản trị nhân lực đối với mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, khi bạn thuê một người lao động mới bạn cần phải tiến hành thiết kế công việc, bao gồm những chi tiết như sau: Làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần? Thời gian diễn ra công việc dài hay ngắn? Công việc sẽ được làm ở đâu? Tiền lương như thế nào? Công việc có thể hoàn tất nhanh hay chậm, có linh hoạt không? …

Công việc chính là phương tiện của người lao động có thể đóng góp sức mình vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời thiết kế công việc là cơ sở để một tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhân lực đối với người lao động như bố trí công việc, kế hoạch hóa lao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động … Thiết kế công việc hiệu quả còn có những tác động rất quan trọng tới cá nhân người lao động, ảnh hưởng tới vai trò cương vị của họ trong tổ chức, tiền lương cũng như thái độ lao động.

Thiết kế công việc là gì?

Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi những người lao động trong tổ chức như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó

Thiết kế công việc là cách mà một loạt các công việc, hoặc một công việc trọn vẹn được thiết lập. Thiết kế công việc giúp bạn quyết định về:

1. Những việc gì phải được thực hiện
2. Việc đó được thực hiện như thế nào
3. Bao nhiêu việc được thực hiện
4. Các công việc được thực hiện theo trật tự gì.

Nên cân nhắc cẩn thận tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng đến công việc, và sắp xếp nội dung và nhiệm vụ để toàn bộ công việc sẽ ít có khả năng là rủi ro cho người lao động. Thiết kế công việc liên quan đến các lĩnh vực hành chính như:

1. Sự luân phiên của công việc
2. Sự mở rộng của công việc
3. Tiến độ công việc/tốc độ máy móc
4. Giờ làm việc.

Việc thiết kế công việc tốt sẽ khuyến khích sự đa dạng hoạt động của các vị trí trên cơ thể, sắp xếp hợp lý các yêu cầu về sức mạnh, yêu cầu hoạt động trí óc và khuyến khích cảm giác đạt được thành quả và lòng tự trọng.

thiết kế công việcCó 5 phương pháp thiết kế công việc:

1. Phương pháp truyền thống: Là phương pháp xác định các nhiệm vụ thuộc về công việc dựa trên các yếu tố chung hoặc giống nhau của từng công việc. Phương pháp này hiện đang được chấp thuận ở nhiều doanh nghiệp.

Ví dụ: Các Công ty chuyên về may mặc sẽ có các tổ, các dây chuyền có người lao động làm các công việc như nhau may, cắt, kcs…

2. Phương pháp hao phí thời gian và chuyển động: Là phương pháp phân tích các chuyển động của bàn tay, cánh tay, chuyển động thân thể của người lao động trong quá trình làm việc trong mối quan hệ với công cụ làm việc và nguyên vật liệu để xây dựng và chuẩn hóa một chu trình hoạt động hợp lý nhằm tối đa hiệu suất của người lao động.

Có thể nói rằng phương pháp này đang được áp dụng và đánh giá qua bộ chỉ số KPI (Key Performance Indicator).

3. Phương pháp mở rộng công việc: Là phương pháp thiết kế công việc dựa trên việc mở rộng phạm vi thực hiện công việc của nhân viên bằng cách tăng thêm việc và giảm khối lượng công việc trong mỗi phần việc/ hay chính là việc nhóm những phần việc có quan hệ gần gũi với công việc trước đó mà không đòi hỏi phải học thêm.

Ví dụ : Sau khi đánh giá thiết kế lại công việc nhận thấy có thể gom công việc của cán bộ tính lương và cán bộ làm bảo hiểm xã hội cho một người làm vì những công việc này có tính chất gần gũi với nhau.

4. Phương pháp luân chuyển công việc : Là phương pháp thiết kế công việc trong đó người lao động thực hiện một số công việc khác nhau nhưng tương tự như nhau. Phương pháp này có tác dụng chống tính đơn điệu của công việc.

Ví dụ : Một cán bộ phụ trách kho nguyên, phụ liệu có thể luân chuyển sang vị trí làm cán bộ cân đối mặt hàng của Phòng kế hoạch.

5. Phương pháp làm giàu công việc : Là phương pháp làm cho công việc có ý nghĩa và mang tính thử thách hơn. Tạo động lực ở cấp độ trong công việc gồm :
– Tăng trách nhiệm trong công việc.
– Sự thừa nhận và những cơ hội thăng tiến.
– Cơ hội học hỏi, cơ hội thành đạt.

Ví dụ : Trước đây kỹ sư sửa chữa, công việc phải làm của anh ta là sửa chữa máy móc. Sau khi thiết kế lại công việc phân thêm cho anh ta phụ trách về công tác an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ tại doanh nghiệp.

Tham khảo thiết kế công việc tại đây.

thiết kế công việc

  • hdiep2888

One thought on “5 Phương pháp thiết kế công việc

  1. Pingback: Phương pháp xác định giá trị công việc - Eduviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *