Áp dụng hiệu quả tỷ lệ đánh giá bắt buộc

Có một vấn đề thường gặp trong kỳ đánh giá cuối năm đó là tỷ lệ đánh giá nhân viên xuất sắc, tốt cao hơn hẳn trung bình và không đạt yêu cầu từ các phòng ban thực hiện tỷ lệ đánh giá.

Một vấn đề thường gặp đó là tỷ lệ nhân viên trung bình chiếm đa số và không có xuất sắc,  không đạt yêu cầu. Nguyên nhân chung của hiện tượng đó chính là tâm lý thực hiện đánh giá cuối năm không nghiêm túc và tâm lý ngại ngần khi đánh giá cao hoặc không đạt đối với nhân viên từ cấp quản lý trực tiếp. Để tránh tình trạng đó, phương pháp áp dụng tỷ lệ đánh giá bắt buộc được sử dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ mong muốn các loại nhân viên xuất sắc, tốt , trung bình, yếu kém. Dựa vào số lượng nhân viên trong công ty và/hoặc các phòng ban, phòng nhân sự sẽ áp một tỷ lệ cho toàn bộ các loại nhân viên trong công ty ví dụ 20-70-10. Điều đó có nghĩa là tổng nhân viên xuất sắc là 20 %, đạt là 70 % và yếu kém là 10 % trên tổng số nhân viên.

Áp dụng hiệu quả tỷ lệ đánh giá bắt buộc

Khi áp dụng phương pháp này, các cán bộ quản lý cấp trung thường phản ứng bằng một câu nói quen thuộc “ Chúng ta không thể so sánh các phòng ban có chức năng khác nhau được”. Bản chất của phương pháp này chính là so sánh các nhân viên với nhau và chọn ra người tốt nhất trong tập thể cũng như người yếu nhất trong đó. Chúng ta không thể so sánh được hai phòng ban khác nhau nhưng tỷ lệ đánh giá hiệu quả đề nghị trưởng phòng xếp nhân viên trong phòng của họ từ xấu cho tới tốt nhất. Xấu hay tốt được hiểu là so sánh với chính trong phòng ban của họ. Một người trưởng phòng hiệu quả chắc chắn phải xếp được nhân viên theo thứ tự hoàn thành công việc.

Áp dụng tỷ lệ đánh giá bắt buộc mang lại các lợi ích như khống chế được tỷ lệ loại nhân viên, các cán bộ quản lý cấp trung thực hiện việc đánh giá nghiêm túc và chính xác hơn, công tác đánh giá thực hiện đồng nhất giữa các phòng ban, kiểm soát quỹ thưởng. Tuy nhiên, áp dụng tỷ lệ đánh giá bắt buộc cũng có nhiều bất lợi như không khuyến khích được nhân viên, tỷ lệ áp dụng bất hợp lý, các nhân viên ở các bộ phận khác nhau khó so sánh với nhau, tạo tâm lý đối kháng giữa nhân viên và cấp quản lý, áp dụng khó trong trường hợp số lượng nhân viên ít. Các vấn đề này sẽ được giải quyết trong phần 2 của bài Áp Dụng Hiệu Quả Tỷ Lệ Đánh Giá Bắt Buộc.

Các tỷ lệ đánh giá bắt buộc thường sử dụng như sau

01-  10-40-40-10: 10 % xuất sắc, 40 % tốt, 40 % trung bình và 10 % kém

02-  20-70-10: 20 : 20 % xuất sắc, 70 % đạt và 10 % kém

03-  20-35-35-10: 20 % xuất sắc, 35 % tốt, 35 % đạt và 10 % kém

04-  1-xếp loại – 1: 1 cá nhân xuất sắc, 1 cá nhân kém và số còn lại xắp theo thứ tự. Công thức này được áp dụng cho số lượng nhân viên ít

Tùy theo tình hình và điều kiện của công ty, phòng nhân sự có thể đưa ra các phân bổ cụ thể cho tỷ lệ các loại nhân viên. Trong thực tế, phương pháp áp dụng tỷ lệ đánh giá bắt buộc khá hiệu quả khi triển khai thêm một số điều chỉnh nhằm phù hợp với văn hóa và tính cách người Việt Nam.

Vũ Tuấn Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *