Cấu trúc cơ bản cần có của một bản CV xin việc

kết cấu CV xin việc

CV xin việc là một yêu cầu đầu tiên và có tính quyết định xem một ứng viên có được tuyển dụng hay không. Vậy một bản CV như thế nào thì ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn những bạn đang có và sẽ có nhu cầu xin việc thiết kế một bản CV đẹp, hấp dẫn và đảm bảo nội dung tối thiểu cần có trong một CV xin việc.

A. Cấu trúc của một bản CV

Thông tin cá nhân:

– Viết in hoa họ tên của bạn. Tránh nêu biệt danh, tên riêng. Đừng đặt trước tên bạn: ông, bà.

– Dùng địa chỉ và số điện thoại cố định của bạn để nhà tuyển dụng có thể liên lạc trực tiếp với bạn.

– Nêu địa chỉ email mà bạn thường xuyên sử dụng. Vì các nhà tuyển dụng hiện nay thường liên lạc với các ứng viên qua địa chỉ email.

Lưu ý:
–    Tuyệt đối tránh sai sót về chính tả, ngữ pháp, cấu trúc câu
–   Trình bày hồ sơ tối đa trong 2 trang A4, tuyệt nhất vẫn là ngắn gọn trong 1 trang A4
–    Sử dụng file PDF sẽ giúp hồ sơ của bạn trông chuyên nghiệp hơn.
–    Sử dụng font chữ thông dụng như Arial hoặc Times New Roman và chỉ dùng một loại font cho cả văn bản.

Các viết CV xin việc khô cứng bằng file word giờ đây đã hơi lạc hậu, nhất là khi bạn ứng tuyển ở những công ty trẻ hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Tất nhiên bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu bạn ứng tuyển vào một doanh nghiệp nhà nước cần tính chính thống thì file word sẽ dành được thiện cảm hơn.

Trình độ, bằng cấp.

– Nêu ra các bằng cấp về chuyên môn mà bạn có được.

– Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp…

– Tin học: Chứng chỉ A, B…

Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, hãy nêu tên trường, khoa, chuyên ngành, bằng cấp, niên khóa, điểm trung bình để làm chi tiết hơn về những lợi thế của bạn. Ngoài ra bạn cũng cần nêu ra thành tích học tập, những giải thưởng mà bạn đạt được trong quá trình học tập.

Kinh nghiệm làm việc

Nêu tên công ty, chức vụ, nơi làm việc, thời gian làm việc, miêu tả những công tác và nhiệm vụ của bạn, cần nhấn mạnh những kỹ năng cụ thể và thành quả của bạn trong công việc.

–   Bạn nên bắt đầu với những kinh nghiệm làm việc mới nhất, quan trọng và liên quan nhiều nhất tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
–   Nhấn mạnh các thành tựu mà bạn đã đạt được.
–   Sử dụng các con số cụ thể hoặc giải thưởng cụ thể để mô tả về thành tích của bạn.
–   Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể liệt kê các hoạt động xã hội hoặc các dự án nghiên cứu nếu bạn mới tốt nghiệp.

Phần công việc dự tuyển:

Đây là phần nội dung quan trọng mà bạn phải đưa ra được những mong muốn, yêu cầu về công việc dự tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ tham khảo vào phần này để biết được rằng ứng cử viên mong muốn vào vị trí công việc nào.

Bạn phải nêu rõ nguyện vọng của mình. Không nên viết một cách mơ hồ, chung chung.

Thông tin thêm

– Kỹ năng và khả năng đặc biệt của bạn.

– Kinh nghiệm trong các hoạt động Đoàn, Hội, các hoạt động tổ chức xã hội…

Sau khi hoàn thành nội dung, bạn cần kiểm tra lại CV xin việc của mình trước khi nộp cho nhà tuyển dụng:

– In CV xin việc của bạn trên giấy trắng, khổ A4. Nó sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng kiểm tra lại.

– Sơ yếu lý lịch của bạn không nên vượt quá một trang, sự ngắn gọn và rõ ràng là điều rất quan trọng.

– Kiểm tra tính đầy đủ những điểm mạnh của bạn với các nhu cầu của nhà tuyển dụng.

– Đính kèm một hình ảnh của bạn ở phía trên bên phải.

– Kiểm tra lại cách bố trí, phông chữ và lỗi chính tả.

– Đừng ký tên vào đơn xin việc.

Hãy nộp CV vào các công ty mà bạn thấy rằng nó phù hợp với trình độ, chuyên môn và khả năng của mình để đạt được kết quả tốt cho công việc tương lai của bạn.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Eduviet tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *