Chiến thuật phỏng vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp nhỏ

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thành công trong việc tuyển dụng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất mà các nhà quản trị nhân sự cần phải chú ý đó là chiến thuật  phỏng vấn ngắn phải đánh giá được chính xác nhận thức của ứng viên có hoàn thành được nhiệm vụ công việc hay không.

Với những doanh nghiệp nhỏ các giám đốc thường có ít thời gian để tới tham gia buổi phỏng vấn vì lý do có ít thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Vậy hãy tham khảo những chiến thuật phỏng vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp nhỏ dưới đây:

Chiến thuật phỏng vấn 1: Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào kết quả

Mắc một lỗi nhỏ trong tuyển dụng có thể làm mất đi toàn bộ công sức của những thành viên còn lại trong công ty. Những quyết định tuyển người đúng đắn sẽ mang đến sự hào hứng và hiệu quả cho nhóm làm việc. Vì vậy khi tuyển dụng càn tập trung nhiều vào kết quả , thành quả mà ứng viên đã đạt được trước đây. Cần suy xét cẩn thận để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty từ trước tới nay.

Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào kết quả tham khảo, tuy đây là những mẫu câu hỏi cũ nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích về tính cách, học thức của ứng viên đấy.

– ” Bạn hãy nói cho tôi nghe quá trình nghề nghiệp của bạn, và bằng cánh nào bạn đảm nhận được vị trí A ở công ty cũ”.

– “Theo bạn điểm gì làm bạn nổi bật so với đồng nghiệp của mình?”- Câu hỏi này giúp đánh giá được ứng viên có nhận biết được giá trị khác biệt của bản thân.

– “Điểm mạnh/điểm yếu của bạn”- Hãy đánh giá một cách khách quan nhất khi ứng viên trả lời câu hỏi này.

– “Giám đốc/nhân viên của công ty cũ sẽ nhớ gì về bạn nhất?”- Chắc chắn câu trả lời bạn nhận được chưa phải là chân thành và cởi mở nhất nhưng đây là câu hỏi có thể giúp bạn có được câu trả lời qua phần ngôn ngữ cơ thể của ứng viên.

Chiến thuật phỏng vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp nhỏ
Chiến thuật phỏng vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp nhỏ

Chiến thuật phỏng vấn 2: Đánh giá kỹ năng ứng viên

Là một nhà tuyển dụng bạn có thể dễ dàng tìm được những câu hỏi để kiểm tra điểm mạnh/điểm yếu của ứng viên để hỏi. Câu hỏi: ” Bạn đã làm gì giúp công ty tăng doanh thu/giảm chi phí/ tiết kiệm thời gian?” Câu hỏi này bao quát sẽ giúp bạn đánh giá được cách thức làm việc cũng như cách quản lý thời gian của ứng viên. Hãy tập trung nhấn mạnh câu hỏi “giảm chi phí và tiết kiệm thời gian” bởi lẽ họ có thể làm tăng doanh thu nhưng lại tốn quá nhiều thời gian của doanh nghiệp cũng không phải là phương án tốt nhất.

Có một số ngành đặc trưng khi cùng một lúc có nhiều nhân viên ở công ty đối thủ hoặc các công ty cùng ngành đăng ký xin việc thì các chủ doanh nghiệp có thể để các nhân viên đó đánh giá lẫn nhau để tìm ra được một vài nhân viên sáng giá nhất. Tạo một buổi trò chuyện cho các nhân viên trao đổi, trong quá trình đó giám đốc có thể tìm được một vài thông tin như :” Ứng viên biết gì về công ty của bạn?” Tại sao họ lại muốn làm việc tại đây?” Đồng thời thông qua các nhân viên đang làm việc tại công ty, ứng viên có thể cảm nhận được mức độ gắn kết trong công ty và sự nghiêm túc trong công việc sắp tới của họ.

Chiến thuật phỏng vấn 3: Tìm ứng viên có mục tiêu tạo ra kết quả cao

Nếu tìm được một ứng viên xuất sắc mà đúng yêu cầu mà doanh nghiệp đang cần tuyển thì đó là động lực làm việc của nhân viên. Sau tất cả những yêu cầu đầu vào như: thông minh, kinh nghiệm, bằng cấp đều không có ý nghĩa gì nếu ứng viên này không muốn ứng tuyển công việc mới.

Câu hỏi giúp bạn nhận biết điều này là: ” Đâu là thành tựu mà bạn hãnh diện nhất trong sự nghiệp của mình và giúp bạn đạt được vị trí và được công nhận trong công việc”. Những người đưa ra câu trả lời tập trung vào kết quả, thành tựu họ đã đạt được có xu hướng đi tắt qua những nút thắt khó khăn và đến được đích nhanh hơn. Đó chỉ là cách ứng viên nghĩ và trong vai trò một người chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn nên nhận biết ra điểm này của một ứng viên hướng đến kết quả làm việc. Chắc chắn khi chọn những ứng viên này bạn sẽ không phải hối hận với quyết định của mình.

Một điểm nữa là các chủ doanh nghiệp hãy đầu tư thời gian cho một cuộc phỏng vấn bởi vì các ứng viên sẽ có suy nghí:” Công ty thật sự nghiêm túc với những trao đổi của mình. Doanh nghiệp biết những gì họ muốn và có kì vọng cao vào vị trí đó.” Đó cũng chính là văn hóa doanh nghiệp mà bạn muốn tạo dựng và duy trì.

Theo careerlink.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *