Sử dụng các bài kiểm tra trong quy trình tuyển dụng nhân sự

những bài test tuyển dụng thường dùng trong sàng lọc ứng viên

Sử dụng các bài kiểm tra trong quy trình tuyển dụng –  Bài kiểm tra tuyển dụng là dạng kiểm tra tâm lý doanh nghiệp thường sử dụng trong quá trình tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp từ vô vàn các hồ sơ dự tuyển. 

Việc sử dụng các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn, kiểm tra trí tuệ đang dần trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam. Là một nhà quản lý nhân sự bạn đã áp dụng hình thức này cho doanh nghiệp mình chưa? Hãy đưa phương pháp này đến với doanh nghiệp để tăng hiệu quả trong công tác tuyển dụng.

Bạn là một nhà tuyển dụng thông minh? Bạn đã nghĩ đến việc sử dụng các bài kiểm tra trong quy trình tuyển dụng nhân sự tại doanh nghiệp. Từ trước tới nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn sử dụng các phương pháp tuyển dụng truyền thống đó là tìm ứng viên bằng cách xem sơ yếu lí lịch và một vài cuộc phỏng vấn trực tiếp để tìm kiếm ứng viên. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó mang lại cho các nhà tuyển dụng những ứng viên xuất sắc. Rất nhiều trường hợp các ứng viên bị loại bởi yếu tố ngoại cảnh, tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho nhà tuyển dụng ảnh hưởng đến kết quả cuộc phỏng vấn, cũng có nhiều ứng viên lại tỏ ra là người có khả năng giao tiếp, kết hợp với một bản cv đẹp, kinh nghiệm làm việc đạt yêu cầu. Vậy tại sao bạn lại không chọn việc sử dụng thêm các bài test trong quy trình tuyển dụng để tăng hiệu quả tìm kiếm nhân lực?

Việc đánh giá ứng viên qua hồ sơ xin việc thường tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác không an toàn vì những gì viết trong bản CV có thể không hoàn toàn là sự thật. Để tìm được đúng người cho vị trí cần tuyển, nhiều nhà quản lý nhân sự đã sử dụng đến các bài test kỹ năng, kết quả bài test thường mang tính chất khách quan và phản ánh đúng độ chính xác đến 60-70%. Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi kỹ năng và công cụ đánh giá của nhà tuyển dụng.

Có rất nhiều bài kiểm tra khác nhau được các nhà tuyển dụng lớn hay sử dụng tùy thuộc vào đặc thù và vị trí công việc cần tuyển nhưng có hai loại được áp dụng phổ biến nhất đó là: kiểm tra kiến thức chuyên môn và trắc nghiệm trí tuệ.

– Tùy vào đặc thù từng ngành mà có những bộ câu hỏi về kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng cần đến sự trợ giúp của các trưởng phòng từng ban ngành đang cần tuyển để đưa ra những câu hỏi, bài test để đánh giá đúng nhất về năng lực của ứng viên.

– Dạng câu hỏi kiểm tra trí tuệ thì bài test IQ/EQ thường áp dụng phổ biến hơn cả, đây là phương pháp kiểm tra trí tuệ tổng hợp nhằm kiểm tra tính cách mỗi người cũng như đo lường được chỉ số thông minh. Mặc dù vậy nhưng hiện nay do đặc thù và tính chất từng công việc mà các nhà tuyển dụng sử dụng những tiêu chuẩn nhất định để kiểm tra, các nhà tuyển dụng cũng sử dụng các bài để đánh giá năng khiếu bẩm sinh chứ không chỉ dừng lại ở việc test chỉ số IQ/EQ. Các bài kiểm tra chuyên biệt này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác tiềm năng và mức độ phù hợp của từng Ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.

Các bài test IQ/EQ được phân làm các kiểu sau:

– Kỹ năng từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp qua các cuộc thảo luận, sáng tạo trong văn bản.

– Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ điệu bộ và tư duy logic sáng tạo.

– Năng khiếu hội họa, âm nhạc ( cảm thụ nghệ thuật)…

– Kỹ năng giái quyết vấn đề, các bài toán con số, logic trừu tượng.

– Kỹ năng giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, cảm thông, kỹ năng làm việc nhóm, tiếp nhận và đưa phản hồi.

– Tư duy, phân tích chiến lược, xử lý cảm xúc, hiểu biết về bản thân, lý luận chính trị, tập trung

– Kiểm tra trí nhớ, tính sáng tạo

bài kiểm tra - quy trình tuyển dụng

Bài kiểm tra tuyển dụng tại một số công ty tài chính có thể có nhiều dạng như kiểm tra tính toán nhanh (Numerical Reasoning Test), kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (Verbal Test), bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (Situational Judgment Tests), bài kiểm tra khả năng tư duy logic (Logical Reasoning Test)…

  • Bài kiểm tra tính toán nhanh (Numerical Reasoning Test): Câu hỏi của bài kiểm tra này về toán học. Thí sinh được cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ hoặc bảng thông tin. Thí sinh được yêu cầu tính toán bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm hoặc các tỷ số. Thông qua bài kiểm tra tính toán nhanh, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng làm việc với con số và kỹ năng quan sát và đọc hiểu. Trong bài kiểm tra này, thường có tối đa 20 câu hỏi, thí sinh có khoảng 1 phút cho mỗi câu. Tùy vào vị trí tuyển dụng, mức độ khó và thời gian làm bài của mỗi bài kiểm tra tính toán nhanh sẽ khác nhau. Hầu hết các Big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra tính toán nhanh trong quy trình tuyển dụng nhân viên.
  • Bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (Verbal Test): Trong bài kiểm tra này, thí sinh sẽ được cung cấp bài đọc. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ được cung cấp thông tin và được yêu cầu so sánh thông tin của câu hỏi với thông tin của bài đọc để trả lời các dạng câu hỏi ‘đúng’, ‘sai’ hoặc ‘không thể kết luận’. Để có câu trả lời đúng, thí sinh phải sử dụng kỹ năng đọc, hiểu và tư duy. Việc đọc kỹ, chú ý đến những chi tiết nhỏ về sự khác nhau giữa thông tin của câu hỏi và bài đọc là vô cùng quan trọng. Cũng như bài kiểm tra tính toán nhanh, thời gian làm bài và mức độ khó của bài kiểm tra tùy thuộc vào từ vị trí tuyển dụng. Hầu hết các Big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy trong quy trình tuyển dụng nhân viên
  • Bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (Situational Judgment Test): Bài kiểm tra này thường được công ty sử dụng với các bài kiểm tra tuyển dụng khác sau khi thí sinh đã vượt qua vòng hồ sơ. Không phải tất cả Big 4 đều gọi là bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống. Ví dụ E&Y gọi bài kiểm tra này là bài kiểm tra thế mạnh của thí sinh (Strengths Test).Trong bài kiểm tra này, thí sinh được phải giải quyết các tình huống công việc để doanh nghiệp đánh giá được các ưu tiên và giá trị mà thí sinh đang theo đuổi để từ đó tìm ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Bài kiểm tra cung cấp cho thí sinh các tình huống về mâu thuẫn và vấn đề phát sinh trong công việc trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa khách hàng và đại diện công ty và giữa đồng nghiệp với nhau.Thường có 2 dạng câu hỏi: (1) thí sinh được yêu cầu chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp câu hỏi đưa ra; (2) thí sinh được yêu cầu sắp xếp thứ tự quan trọng của giải pháp (từ giải pháp tốt nhất đến giải pháp tệ nhất
  • Bài kiểm tra tư duy (Logical Reasoning Test): Bài kiểm tra này không phải là bài kiểm tra đọc hiểu hay bài kiểm tra về toán. Bài kiểm tra này thường được gọi là bài kiểm tra phi ngôn ngữ (Non-Verbal Test). Bài kiểm tra cung cấp một số ảnh, hình và khối được sắp xếp theo một logic nào đó. Thí sinh sẽ phải chọn ảnh, hình hoặc khối đáp ứng quy luật logic của các hình đã cho. Hoặc thí sinh được yêu cầu nhóm ảnh, hình và khối theo một logic nào đó.

Ngoài ra, để tuyển dụng những vị trí cấp cao, nhà tuyển dụng có thể sử dụng biện pháp viết luận bằng tiếng anh (essay test. Đây đã và đang là một hình thức được sử dụng phổ biến giúp số lượng ứng viên sẽ được lọc từ số lượng lớn từ vài trăm xuống còn vài chục ứng viên tiềm năng nhất để bước vào vòng phỏng vấn. Tổng quan về bài thi viết luận tiếng anh:

  • Cấu trúc đề: Tùy theo từng đơn vị tuyển dụng mà cấu trúc vòng thi viết luận có sự khác biệt. Chẳng hạn, đối với thi tuyển vào Big4, cấu trúc đề bài sẽ gồm 2 phần: Sửa lỗi chính tả trong 1 bức thư & viết bài luận ngắn. Với một số chương trình quản trị viên tập sự (như Nestle), đề bài vòng viết luận bao gồm 2 bài luận với 2 chủ đề khác nhau.
  • Thời gian làm bài: Tùy theo cấu trúc đề, thời gian làm bài từ 30 – 45 phút.
  • Chủ đề bài luận: Không mang tính chuyên ngành. Các chủ đề là các vấn đề mang tính xã hội, để thí sinh bộc lộ quan điểm cá nhân.

Mục đích của bài thi viết luận tiếng anh:

  • Kiểm tra khả năng viết tiếng anh của ứng viên: Khả năng sử dụng thành thạo tiếng anh là một yêu cầu gần như bắt buộc nếu bạn muốn làm trong các tập đoàn đa quốc gia.
  • Kiểm tra tư duy: Thông qua bài luận, giám khảo có thể đánh giá được năng lực tư duy của ứng viên, thể hiện qua cách triển khai vấn đề, lập luận có mạch lạc, sáng tỏ và thuyết phục hay không.

Không có bất cứ bài kiểm tra chuẩn nào cho tất cả các Nhà tuyển dụng. Tùy vào từng nhu cầu công việc, từng văn hóa doanh nghiệp mà các nhà quản trị cần lựa chọn cho mình một phương pháp/ hình thức kiểm tra ứng viên một cách hợp lý. Thông thường khi làm bài test về IQ/EQ tâm lý của ứng viên tham dự là coi đó như một kì thi, rất nhiều ứng viên đã biết trước được đáp án, hay thấy ở đâu đó nhưng vẫn lúng túng, hoang mang. Các nhà tuyển dụng cần nhớ rõ việc giới hạn thời gian test để đo lường mức độ tập trung cũng như năng suất làm việc của ứng viên trong thời gian ngắn nhất. Qua kỹ năng test các nhà quản trị sẽ đánh giá được đặc điểm về tư duy cũng như nhận xét được khả năng làm việc mà tốc độ xử lý thông tin.

Nguồn: EduViet tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *