Bản câu hỏi sơ lược xác định giá trị công việc

câu hỏi sơ lược xác định giá trị công việc

Con người thường nghĩ về nhiều điều khác nhau khi nói về giá trị. Ví dụ, nhiều người trong chúng ta thường nói đến giá trị gia đình, giá trị tổ quốc, hay giá trị tinh thần. Giá trị công việc là những giá trị căn cứ trên những phần thưởng mà bạn có thể nhận được do thực hiện tốt công việc. Đó là những giá trị thúc đẩy bạn, làm cho bạn thấy phấn khởi về công việc.

Giá trị về công việc đôi khi cũng mang đến cho chính bản thân chúng ta những cơ hội làm giàu, thử thách về trí tuệ, mối quan hệ với người mà bạn ngưỡng mộ và nể trọng hoặc sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Giá trị công việc còn là cơ sở để thiết kế hệ thống thang bảng lương trong quản lý nhân sự.

Thiết kế hệ thống thang bảng lương là công việc hết sức phức tạp bởi tiền lương phụ thuộc quá nhiều các yếu tố mà trong thực tế chúng ta rất khó định lượng các ảnh hưởng đó.
Trình tự xây dựng bao gồm:
1. Phân tích công việc
2. Xác định giá trị công việc
3. Nhóm các công việc tương tự vào một ngạch lương
4. Xác định bậc lương và An định mức lương

Dưới đây là một vài câu hỏi sơ lược xác định giá trị công việc

1. Kiến thức

1.1. Trình độ học vấn cơ bản (a)
 Không học vấn
 PTTH
 Đào tạo nghề
 Cao đẳng
 Cử nhân
 Sau đại học

1.2. Kinh nghiệm (b)
 6 tháng
 1-2 năm
 3-5 năm
 5-7 năm
 10 năm

2. Trí lực

2.1. Lập kế hoạch (c)
 1 tuần
 2-3 tuần
 1-3 tháng
 1 năm
 3 năm

2.2. Hiểu biết (chọn mức tối thiểu)(d)
 Có thể hiểu rõ các mệnh lệnh và chỉ thị liên quan tới công việc
 Có thể hiểu rõ các mệnh lệnh và chỉ thị liên tới công việc của nhóm hoặc bộ phận
 Có thể nắm được bản chất thông tin mới liên quan đến công việc

2.3. Phán quyết (e)
 Công việc không cần phán quyết cao
 Phán quyết các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thị tương đối chi tiết
 Khi có các hướng dẫn chỉ thị chung, phải đưa ra các quyết định tác động đến kết quả làm việc của nhóm, bộ phận
 Khi có các hướng dẫn chỉ thị chung, phải đưa ra các quyết định tác động đến kết quả làm việc của phòng, ban
 Khi có các hướng dẫn chỉ thị chung, phải đưa ra các quyết định tác động đến kết quả làm việc của doanh nghiệp

2.4. Khả năng thuyết phục (f)
 Công việc không cần thuyết phục người khác
 Cần thuyết phục các thành viên nhóm và cấp dưới
 Cần thuyết phục một số lượng lớn cấp dưới hoặc khách hàng khó tính

2.5. Tính sáng tạo (g)
 Không cần
 Tạo ra những cải tiến nhỏ trong phạm vi công việc của nhóm
 Đưa ra ý tưởng mới về cải tiến sản phẩm
 Tạo ra những sản phẩm mới cho DN
 Tạo ra ý tưởng mới về công tác tổ chức

2.6. Năng lực lãnh đạo (h)
 Không cần
 Lãnh đạo nhóm nhỏ
 Lãnh đạo bộ phận
 Lãnh đạo phòng ban
 Lãnh đạo doanh nghiệp

3. Thể lực và môi trường

3.1. Cường độ tập trung (i)
 Không cần nỗ lực đặc biệt
 Nỗ lực đặc biệt để quan sát và lắng nghe

3.2. Quan hệ (j)
 Không cần quan hệ với người khác
 Công việc cần nhiều quan hệ với mọi người trong và ngoai doanh nghiệp
 Công việc đòi hỏi có quan hệ thường xuyên với nhiều người

3.3. Sức lực (k)
 Không cần sức lực
 Cần sức lực
 Cần nỗ lực và sức lực đặc biệt

3.4. Môi trường làm việc (l)
 Bình thường
 Môi trường làm có nhiệt độ cao, ồn, có mùi
 Môi trường làm có nhiệt độ cao, ồn, có mùi với nồng độ cao

3.5. Rủi ro (m)
 Không có rủi ro
 Rủi ro tai nạn hoặc bệnh tật nghề nghiệp

4. Trách nhiệm công việc

4.1. Phụ trách (n)
 Phải phụ trách một nhóm nhỏ
 Phải phụ trách một đơn vị, tổ
 Phải phụ trách một đội hay phòng nhỏ
 Phải phụ trách một phòng
 Phải phụ trách một lĩnh vực

4.2. Trách nhiệm công việc (o)
 Phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất dưới 500.000đ
 Phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất từ 500.000 – 2.000.000đ
 Phải chịu trách nhiệm trên 2.000.000đ

  • hdiep2888 st

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *