Cách tuyển chọn người tài của những doanh nghiệp lớn

tuyển dụng hiệu quả

Muốn tồn tại, phát triển và tăng trưởng thì công ty nào cũng cần có “nhân tài”. Tuy nhiên trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì làm thế nào để tìm kiếm, lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân được nhân tài lại là vấn đề khiến các nhà lãnh đạo và những anh chị em làm trong lĩnh vực Quản lý Nhân sự hết sức đau đầu.

Chúng tôi, những thành viên nhóm tin tức EduViet muốn gửi tới quý bạn đọc một cách nhìn, một quan điểm mới về lựa chọn nhân tài tại các doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ.

Theo CEO Jeff Weiner của Linkedin, điều quan trọng khi tuyển dụng ứng viên không phải là việc bạn quảng bá công ty và thuyết phục ứng viên nhận việc, mà là phải tìm hiểu xem họ muốn gì và công việc bạn đưa ra có giúp họ đạt được mong muốn đó không.

Với tư cách là một nhà tuyển dụng, bạn phải làm được 3 điều sau nếu muốn tuyển được một ứng viên tốt cho công ty:

  • 1) Tìm hiểu ước mơ của ứng cử viên là gì
  • 2) Quyết định xem công việc bạn đưa ra có hợp với ứng viên đó không
  • 3) Truyền được cảm hứng và nhiệt huyết của bạn cho họ

1. Mơ ước

Tất cả chúng ta đều có mơ ước. Hầu hết mọi người đều phải dựa vào đồng lương để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng với nhiều người làm việc không phải chỉ vì tiền. Chẳng có gì đáng xấu hổ khi ước mơ của bạn không liên quan gì đến công việc bạn đang phải làm. Franz Kafka đã từng làm đủ các nghề chỉ để có tiền khi ông thực hiện ước mơ viết sách của mình. Nhưng điều tuyệt vời mà công nghệ mang đến là có thể vừa hiện thực hóa giấc mơ của bạn vừa đem lại tiền cho bạn. Hãy nhìn vào Larry và Sergey – những người đã làm nên Google. Hoặc Steve Jobs – người có giấc mơ là tạo ra những sản phầm siêu sáng tạo. Tất nhiên không phải ai cũng đạt được mơ ước của mình nhưng bạn biết đấy, phải thử mới biết được.

Vì vậy, thuyết phục 1 người làm việc chả còn cách nào tốt hơn là công việc đó gần với giấc mơ của họ nhất.

Chia sẻ của một nhân viên mới làm việc tại mạng xã hội Linkedin cho biết, việc anh quyết định làm việc cho Google và sau đó là mạng xã hội Linkedin là để theo đuổi ước mơ của mình. Làm việc tại Endeca đã thúc đẩy tôi làm việc tại bộ phận HCIR. Công việc là tối ưu hóa cách thức vận hành hệ thống tìm kiếm thông tin. Tại Google, mong muốn của tôi là có thể mang công cụ tìm kiếm đến với các trang web. Tuy rằng có lẽ thực tế tôi cũng chưa làm được gì nhiều nhưng tôi cũng rất vui mình đã thử. Còn ở Linkedin, công việc của tôi là giải quyết các rào cản công nghệ thông tin nhưng lại có thể giúp đỡ hàng triệu người đạt được ước mơ của họ. Ước mơ của tôi là thực sự tối ưu hóa được quá trình tìm kiếm thông tin giữa con người và máy tính, giúp ích hơn cho cuộc sống của mọi người. Một khi Linkedin đã thấu hiểu được ước mơ của tôi, việc còn lại cần làm đó là đưa ra những đề nghị giúp tôi biến nó thành hiện thực.

Hãy tìm hiểu ước mơ của bất kì ai đến với công ty bạn. Nếu công việc mà bạn đề nghị với họ lại không liên quan gì đến ước mơ của họ, hãy nói thẳng với họ. Đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho cả bạn và họ vì nếu như 1 nhân viên có thể tình nguyện cống hiến hết mình cho công việc yêu thích của họ thì là cái lợi lớn nhất cho bất kì 1 tổ chức nào.

2. Phù hợp

Sự phù hợp phải đến từ 2 phía: ứng cử viên phù hợp với công việc và ngược lại. Quá trình phỏng vấn thường chỉ tập trung vào giai đoạn bắt đầu công việc như thế nào mà quên đi rằng quyết định của ứng viên thực sự nằm ở giai đoạn về sau. Một người có khả năng làm một công việc nào đó không có nghĩa là người đó phù hợp với công việc khác tương tự, nhưng ở trong một môi trường khác.

Một môi trường làm việc có thể khiến người làm chăm chỉ và coi thành bại của công ty như của chính bản thân mình cũng có thể coi là phù hợp, tuy nhiên, cơ chế lương thưởng cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với người lao động. Do đó, khi tuyển dụng nhân sự, nhà tuyển dụng nên thực sự cởi mở về vấn đề lương thưởng và các chính sách phúc lợi khác nhằm tìm kiếm sự phù hợp giữa doanh nghiệp và ứng viên.

Nếu như bạn cố gắng thuyết phục ai đó nhận công việc mà bạn đề nghị, bạn phải đứng từ góc nhìn của người đó để đưa ra quyết định. Nói chính xác thì bạn phải tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình là công việc đó có thực sự phù hợp với ứng viên đó hay không.

3. Đam mê

Chọn lựa công việc là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cả cuộc đời và mọi người đều rất nghiêm túc khi đưa ra quyết định về nó. Trước đây, đa phần mọi người lựa chọn công việc theo cảm tính, nhưng hiện nay, mọi người đều biết rằng việc liệt kê danh sách những điều thiệt hơn để so sánh là điều nên làm để đưa ra quyết định tốt nhất.

Được làm công việc mình yêu thích là điều ai cũng mong muốn. Do đó, nếu bản thân nhà tuyển dụng còn không thể hiện niềm đam mê với công việc thì đừng kì vọng rằng những ứng viên hay nhân viên của mình có thể đặt hết niềm tin vào mình. Và tôi cũng không khuyên những nhà lãnh đạo, những nhân viên nhân sự không nên giả vờ là mình thích thú công việc của mình mà hãy thành thật và nhân viên, ứng viên của bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Đam mê là yếu tố đầu tiên để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Và khi bạn có Mơ ước + Phù hợp + Đam mê… hãy nhớ rằng giữ chân nhân tài không phải bằng cách thổi phồng công ty. Công việc chỉ là ngắn hạn nhưng sự nghiệp mới là cái dài hạn vì thế hãy thành thực với nhân viên ngay từ đầu. Hãy biết tuyên dương thành tựu của nhân viên và không nên đay nghiến thất bại của họ. Nếu làm được những điều này bạn sẽ có được những nhân tài thích hợp nhất cho công ty của mình.

Nguồn: nhóm tin tức eduviet.vn

One thought on “Cách tuyển chọn người tài của những doanh nghiệp lớn

  1. Pingback: Cuộc chiến giữa các head-hunter trên thị trường tuyển dụng - Eduviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *