Hợp tác để nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực CNTT

nguồn nhân lực CNTT

Thực tế giỏi chuyên ngành và có khả năng thực hành tốt chưa hẳn đã đủ đối với nguồn nhân lực CNTT, thực tế cho thấy nguồn nhân lực CNTT cần phải chuẩn bị cho mình thêm kỹ năng mềm nữa thì nguồn nhân lực mới phát triển toàn diện được. Vì vậy các đơn vị đào tạo (ĐVĐT) và doanh nghiệp cần hợp tác để nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực CNTT .

DN đào tạo kỹ năng mềm cho kỹ sư CNTT như thế nào?

 Thông thường , sau khi tuyển dụng nhân viên mới sẽ trải qua giai đoạn đào tạo từ 2 – 3 tháng xoay quanh một số nhóm: bổ sung kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế. Để thực sự có hiệu quả thì thiết kế chương trình đào tạo đặt trong bối cảnh của một dự án cụ thể. Trong đó các kỹ năng mềm cho kỹ sư CNTT phải được sử dụng và phát huy thì mới hoàn thành được dự án đúng theo mục tiêu.

 – Giai đoạn chuẩn bị ( 2 đến 3 tuần ): Giai đoạn này trang bị cho các bạn các kiến thức cơ bản về quy trình phát triển dự án, có cái nhìn tổng quan về cách thức thực hiện dự án.

 – Giai đoạn đánh trận giả ( 7 đến 11 tuần ): giai đoạn này các bạn được trải nghiệm trong các dự án nội bộ dùng để huấn luyện – được triển khai như thật.

nguồn nhân lực CNTT

Định nghĩa “ kỹ năng mềm” cho sinh viên CNTT

–  Kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao như sau:
– Kỹ năng làm việc nhóm.
– Kỹ năng giao tiếp.
–  Kỹ năng giải quyết vấn đề.
– Phân tích và tố chức công việc.
– Tìm kiếm thông tin.
– Kỹ năng mềm dành cho sinh viên CNTT là các kỹ năng không liên quan đến trình độ chuyện môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn, nó là kỹ năng quan trọng giúp người kỹ sư trong việc thực hiện một công việc, hoàn thành một dự án thành công.

Lồng ghép “ kỹ năng mềm” vào bối cảnh phát triển dự án phần mềm

Ba yếu tố cơ bản triển khai để giúp cho công tác đào tạo thực sự:
    1. Xác định rõ mục tiêu, sản phẩm của công việc

    2. Định lượng các tiêu chí cần đạt
Sinh viên cần rèn luyện kỹ năng cụ thể:
– Quản lý thời gian : với mỗi sản phẩm cần làm ra sinh viên đã biết trước khối lượng công việc, thời gian dự kiến.
– Phân tích giải quyết vấn đề : ở đây được vận dụng trong phạm vi hẹp là sinh viên phân tích chất lượng sản phẩm dựa trên các hoạt động, số liệu thực tế so với kinh nghiệm của quá khứ trong tổ chức.

   3.Đánh giá năng suất làm việc, cho điểm trong quá trình
Có thể phân loại các nhóm công việc và kỹ năng mà sinh viên cần đạt được theo từng giai đoạn của quy trình hoặc theo nhóm công việc như :
– Tìm hiểu : đã tìm hiểu bao nhiêu trang, tài liệu ghi chú các tài liệu đã tham khảo đâu? Đã thực hiện hoặc làm ra bao nhiêu ví dụ mẫu, bao nhiêu mô hình để thử nghiệm?
– Viết tài liệu : tài liệu viết ở đâu, bằng chứng của người xem xét ở đâu, góp ý bao nhiêu cái, người viết đã thực hiện sửa chữa, bằng chứng ở đâu?
– Viết mã lệnh : bằng chứng thể hiện tiến độ lập trình ở đâu ( hạn chế tình trạng sinh viên lấy mã nguồn người khác) ai là người xem xét, góp ý bao nhiêu lỗi, đã phân tích, sửa lỗi như thế nào, bằng chứng ở đâu?

Hiệu quả mang lại như thế nào?

 Để triển khai được chương trình đào tạo như trên thì ban đầu chúng tôi rất mất nhiều công sức thiết kế chương trình, cải tiến phương pháp, triển khai công cụ phần mềm hỗ trợ; mỗi nhóm dự án 5 đến 10 người thì cần phải cần một người hướng dẫn.

Hiện tại chúng tôi kiểm soát một phần chất lượng mã nguồn như sau: Hằng ngày lập trình viên nộp mã nguồn cho người quản lý, khi kết thúc ngày làm việc có một chương trình phần mềm sẽ phân tích chất lượng mã nguồn theo tiêu chí cho trước và đưa ra báo cáo cho tất cả các thành viên của đội dự án. Sáng sớm hôm sau, mỗi lập trình viên biết được hôm qua mình làm ra những sản phẩm gì,từng sản phẩm có bao nhiêu lỗi.Từ đó các bạn chủ động để lên kế hoạch sửa lỗi cho mình. Như vậy người quản trị dự án hầu như không can thiệp, không mất thời gian nhiều cho hoạt động cải tiến mã nguồn này, như vậy một người hướng dẫn có thể kiểm soát 70 đến 90 thành viên của dự án, hiệu quả tăng hơn 7 lần.

Xu hướng hợp tác và chuyển giao

Để có bước đột phá thì ĐVĐT và DN phải có hình thức hợp tác sâu hơn. Xin đơn cử một số vấn đề cần ĐVĐT thực hiện:
– Trước tiên là đưa các tiêu chí đánh giá kỹ năng, hiệu quả công việc của DN vào tiêu chí đánh giá cho sinh viên ngay trong môn học. Đặc biệt là các môn làm đồ án thực tập công nghiệp, đề tài cuối khóa.

 – Thứ hai, hình thành các thói quen tốt, tư duy lập trình chuyên nghiệp cho sinh viên ngay trong các môn học

 – Thứ ba, áp dụng các quy trình công nghiệp thực tế vào đồ án môn học, đề tài của sinh viên. Hình thức tổ chức càng giống một quy trình sản xuất thực tế càng tốt, tạo điều kiện để sinh viên tham gia”đánh trận giả” ngay trong nhà trường

Có thể xem doanh nghiệp và ĐVĐT là hai đối tượng không thể tách rời, có mỗi quan hệ tồn tại phụ thuộc nhau thì sự hợp tác liên kết với nhau để phát triển là điều tất yếu.

Kỷ Yếu Ngày Nhân Sự Việt Nam – Vietnam HRDay

Tác giả : Lê Ngọc Thạch

Trưởng phòng đào tạo kỹ thuật – Công ty phần mềm FPT Hồ Chí Minh

One thought on “Hợp tác để nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực CNTT

  1. Pingback: Bản mô tả công việc nền tảng của các chức năng QLNS - Eduviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã bảo mật *